Dựa vào chương II Kết hôn của luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì không có điều khoản nào yêu cầu tổ chức đám cưới cần phải xin phép cơ quan chức năng. Vì vậy, đúng với luật hôn nhân và gia đình thì việc tổ chức đám cưới sẽ không cần xin phép, đồng nghĩa với việc tổ chức đám cưới không xin phép không có nghĩa là sai và bị phạt.
Tuy nhiên nếu địa phương nơi bạn cư trú có yêu cầu ghi giấy, đơn hoặc phải xin phép cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương mới được tổ chức đám cưới thì bạn cần lưu ý những điều sau đây.
Table of Contents
Trường hợp 1 tổ chức đám cưới phải xin phép
Có một số tỉnh thành đưa ra quyết định quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh. Nhà hàng Maison Mận-Đỏ xin được trích lại một đoạn nội dung quy định ở quyết định số 05/2021/QĐ-UBND của tỉnh Ninh Bình về những quy định cụ thể về nếp sống văn minh trong việc cưới.
Trích điều 3 luật hôn nhân và gia đình
“Điều 3. Trách nhiệm cá nhân và gia đình khi thực hiện việc cưới
1. Đôi nam nữ để trở thành vợ chồng phải đảm bảo đầy đủ quy định về điều kiện kết hôn của Luật Hôn nhân và Gia đình và thực hiện đăng ký kết hôn theo quy định của Luật Hộ tịch.
2. Thực hiện các nghi thức truyền thống trong việc cưới và tổ chức lễ cưới đảm bảo yêu cầu trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương, dân tộc, tôn giáo và hoàn cảnh gia đình, tránh phô trương, hình thức.
3. Trang trí nơi tổ chức lễ cưới, trang phục cô dâu, chú rể trang trọng, lịch sự phù hợp với văn hóa dân tộc.
4. Sử dụng âm nhạc trong đám cưới vui tươi, lành mạnh. Không mở nhạc, hát trước 6h sáng và sau 22h đêm.
5. Không sử dụng lòng đường để dựng rạp cưới.”
Trích điều 4 luật hôn nhân và gia đình
“Điều 4. Trách nhiệm của chính quyền địa phương
1. Tổ chức và phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội cùng cấp tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện những quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới.
2. Hướng dẫn và thực hiện đăng ký kết hôn theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
3. Tổ chức trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho đôi nam nữ đã hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn đảm bảo nghiêm túc, trang trọng.
Điều 5. Khuyến khích trong tổ chức việc cưới
1. Dùng hình thức báo hỷ thay cho việc mời dự tiệc cưới.
2. Tổ chức tiệc trà thay cho tiệc mặn. Tiệc mặn nên thực hiện trong phạm vi gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết và không nên tổ chức quá 02 ngày.
3. Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá.
4. Cô dâu, chú rể mặc trang phục truyền thống hoặc trang phục của dân tộc mình trong ngày cưới.
5. Cô dâu, chú rể và gia đình đặt hoa tại đài tưởng niệm liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử, văn hóa; trồng cây lưu niệm tại địa phương trong ngày cưới.”
Dù có đưa ra những quy định về việc tổ chức tiệc cưới văn minh trên địa bàn tỉnh nhưng tính đến nay chưa có một quyết định nào bắt buộc người dân phải viết đơn hay xin phép cơ quan chức năng về việc tổ chức đám cưới.
Trường hợp 2 tổ chức đám cưới phải xin phép
Phải xin phép ở một số địa phương nhất định
Trường hợp 2 mà chúng tôi muốn nói đến đó là có một số địa phương cấp xã hay huyện có cán bộ tự đưa ra quy định về việc người dân tổ chức đám cưới phải viết đơn xin phép. Việc này đã từng xảy ra ở huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu, người dân ở địa phương này mỗi lần tổ chức đám cưới phải xin chữ ký xác nhận của trưởng thôn, rồi lên xã xin xác nhận của công an xã mới được tổ chức đám cưới.
Tờ đơn xin xác nhận được dán ngay trước cổng đám cưới như trở thành điều lệ ở nơi đây. Tuy nhiên dựa theo pháp luật thì người dân không phải xin phép cơ quan chức năng. Vì vậy không nhất thiết phải xin phép địa phương mới được tổ chức đám cưới.
Tổ chức đám cưới không cần xin phép theo quy định của pháp luật
Có một số địa phương có tính chất đặc biệt nên yêu cầu phải xin phép tổ chức đám cưới. Trong đó có một số lý do giống với trường hợp ở huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu như sau. Ở địa bàn hay xảy ra tranh chấp, gây gỗ từ những việc rất nhỏ. Tổ chức tiệc đông người kèm theo nhậu nhẹt say xỉn nên dễ ẩu đả. Việc xin phép tổ chức đám cưới giúp công an nắm bắt tình hình bảo vệ an ninh trật tự. Cần người dân tự nguyện và tự giác làm theo, để góp phần bảo vệ an toàn cho địa phương.
Tuy nhiên với việc xin phép địa phương tổ chức đám cưới nên được làm ngắn gọn và tiện lợi. Tránh cho người dân, phải viết nhiều đơn, đi xin chữ ký nhiều vòng.
Vậy việc tổ chức đám cưới có phải xin phép không thì theo pháp luật là không quy định. Tuy nhiên tùy vào mỗi địa phương bạn có thể sẽ phải xin phép mới được tổ chức đám cưới. Việc xin phép tổ chức đám cưới không nhất thiết phải làm thủ tục.