Những nghi lễ đặc biệt cho lễ cưới bạn cần biết

Những nghi lễ đặc biệt cho lễ cưới

Việt Nam chúng ta là một quốc gia thuộc Châu Á, có nền văn hóa lâu đời độc đáo, mang nhiều bản sắc riêng. Và lễ cưới cũng vậy. Để cô dâu và chú rể về chung một nhà cần phải trải qua nhiều lễ nghi truyền thống. Vậy đó là những nghi lễ đặc biệt nào?

Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật các nghi lễ đặc biệt cho lễ cưới qua bài viết dưới đây nhé!

Những nghi lễ đặc biệt cho lễ cưới
Những nghi lễ đặc biệt cho lễ cưới

Có tất cả bao nhiêu nghi lễ cưới ở Việt Nam?

Tuy có sự khác biệt chút ít giữa các vùng miền, nhưng nhìn chung thì ở Việt Nam chúng ta có 5 nghi lễ cưới đặc biệt. Bao gồm: lễ dạm hỏi, dễ ăn hỏi, lễ xin dâu, đãi tiệc và lễ lại mặt.

Trước đây, mỗi nghi lễ sẽ được tổ chức riêng lẽ và vào những ngày khác nhau. Tuy nhiên do sự khác biệt về địa lý, vướng bận công việc, thuận tiện cho việc mời khách,… mà các nghi lễ ấy được gộp lại, giản lược bớt. Tùy vào từng hoàn cảnh của các cặp đôi cũng như hai bên gia đình mà các nghi lễ sẽ được tổ chức đơn giản hơn.

Những nghi lễ đặc biệt cho lễ cưới
Có tất cả bao nhiêu nghi lễ cưới ở Việt Nam?

Những nghi lễ đặc biệt cho lễ cưới các cặp đôi nên biết

Lễ dạm hỏi

Lễ dạm hỏi được xem là lễ đầu tiên trong các nghi lễ đặc biệt cho lễ cưới đánh dấu cho sự làm quen, tìm hiểu của gia đình hai bên ngày nay. Hay nói dễ hiểu hơn thì lễ dạm hỏi cũng chỉ là dịp để cả hai gia đình gặp nhau một cách chính thức. So với trước kia thì đây là lễ ra mắt giữa hai nhà để cho phép cặp đôi được tìm hiểu nhau, sau đó mới tiến tới hôn nhân.

Vào ngày này không cần mang lễ vật, một bên khi đến dạm hỏi nhà bên kia chỉ cần mang theo hoa quả, trà, trầu cau và rượu.

Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi có thể hiểu là ngày đính hôn của cặp đôi, được tổ chức tại tư gia của nhà gái. Vào ngày này, nhà trai sẽ mang tráp quà gồm các lễ vật do nhà gái yêu cầu đến thông qua các chàng thanh niên chưa vợ. Nhà gái cũng chuẩn bị các nàng thiếu nữ chưa chồng để thay mặt nhà gái đứng ra nhận lấy tráp quà của nhà trai mang đến.

Nhà gái đồng thời cũng bày biện trà bánh để tiếp đãi nhà trai. Sau khi thống nhất về việc kết hôn của đôi trai gái, nhà gái sẽ đưa cô dâu và chú rể đến bên bàn thờ tổ tiên thắp hương để tổ tiên cùng chứng giám cho hạnh phúc của đôi lứa.

Những nghi lễ đặc biệt cho lễ cưới
Nhà trai sẽ mang theo tráp lễ vật đến nhà gái vào ngày dạm hỏi

Lễ xin dâu

So với lễ dạm hỏi và ăn hỏi thì lễ xin dâu chỉ là một nghi lễ nhỏ được thực hiện trước lúc rước dâu. Lúc này, mẹ chồng sẽ cùng người thân trong gia đình mang một khay trầu và chai rượu đến nhà gái báo trước về việc đoàn rước dâu sắp đến. Bên nhà gái sẽ nhận trầu cau, rượu sau đó đến bên bàn thờ gia tiên để thắp hương xin phép. Mẹ chồng lui về và chuẩn bị cho nghi lễ tiếp theo là lễ rước dâu.

Lễ rước dâu

Đến ngày rước dâu, nhà trai sẽ đến nhà gái từ sớm để phát biểu, làm lễ gia tiên, tặng của hồi môn cho vợ chồng và sau đó là rước cô dâu về. Đây được xem là nghi lễ quan trọng nhất của lễ cưới. Vào ngày này, tại nhà gái được gọi là Vu Quy và tại nhà trai là Thành Hôn.

Sau khi kết thúc nghi lễ rước dâu, cô dâu và chú rể chính thức được xem là vợ chồng và cùng nhau chung sống tại gia đình nhà chồng.

Những nghi lễ đặc biệt cho lễ cưới
Sau khi rước dâu sẽ đãi tiệc

Lễ lại mặt

Sau từ 1-3 ngày tùy theo khoảng cách cũng như thuận tiện cho công việc của cô dâu và chú rể thì cặp đôi sẽ mang theo 1 ít bánh trái, hoa quả, trầu cau,… và quay trở về nhà gái. Lê lại mặt được xem là nghi lễ chứa đựng sự nhân văn khi tạo điều kiện cho cô dâu được quay trở về nhà, thăm gia đình để nguôi ngoai nỗi nhớ cũng như tạo điều kiện cho chú rể gần gũi hơn với gia đình vợ. Đây cũng là nghi lễ cuối cùng cho các nghi lễ đặc biệt cho lễ cưới ở nước ta.

Sau ngày này, vợ chồng cô dâu và chú rể có thể quyết định ở lại bên nhà chồng/vợ cũng như dọn ra ở riêng.

Trên đây là tất tần tật những nghi lễ đặc biệt cho lễ cưới ở nước ta mà bất kỳ cặp đôi nào cũng nên biết trước khi quyết định tiến tới hôn nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *